Cách chọn được font chữ phù hợp với thiết kế logo?
Chọn phông chữ cho thiết kế logo rất quan trọng. Bạn không chỉ phải đảm bảo phông chữ mình chọn cộng hưởng tốt với thương hiệu, mà còn phải đảm bảo nó hoạt động tốt với các font chữ từ các thiết kế khác của thương hiệu.Vậy làm thế nào để chọn được một phông chữ đảm bảo 2 tiêu chí này? Cùng tìm câu trả lời với NTCO bạn nhé.
1. Font chữ thiết kế logo nào thiết thực nhất?
Mỗi phông chữ đều có những đặc trưng riêng. Dĩ nhiên là bạn không có đủ thời gian để tìm hiệu hết các đặc trưng này của tất cả các phông chữ. Thế nhưng, nếu là xem xét chức năng của phông chữ, cách bạn sẽ sử dụng nó và liệu nó có phù hợp nhất để sử dụng trong tất cả các trường hợp không thì lại khả thi đấy.
2. Bạn muốn dùng Serif hay Sans Serif hay một cái gì đó khác?
Font Serif và Font Sanf Serif là hai trường phái kiểu chữ thiết kế rất khác nhau. Font Serif và Font Sanf Serif thể hiện phong cách khác nhau và nó cũng phù hợp với các phong cách thiết kế logo khác nhau. Trong đó, Font Serif hướng đến những nét nhẹ nhàng và cổ điển thì Sanf Serif lại trở nên hiện đại và năng động hơn.3. Font chữ nào dễ đọc nhất?
Để kiểm tra mức độ dễ đọc của một font chữ trong thiết kế logo khá đơn giản. Bạn chỉ cần đảm bảo mọi chữ cái đều có thể được đọc và phân biệt được với các chữ cái khác. Đừng nên chọn phông chữ mà các chữ cái có thể bị hiểu nhầm. Vì nó sẽ làm cho khách hàng nhầm lẫn hoặc khó đọc, điều này rất ảnh hưởng đến nhận diện thương hiệu của bạn về sau.Với thiết kế logo, chữ cần đơn giản và bạn không cần tạo ấn tượng đến mức quá trừu lượng làm khách hàng khó nhớ, khó nhận dạng. Một thiết kế logo thương hiệu khó nhớ là thất bại khi khách hàng thường không gọi tên đúng cũng như quên lãng nhanh chóng.
4. Bạn muốn phông chữ cộng hưởng hay tương phản?
Mặc dù logo của bạn là phông chữ này, nhưng những khẩu hiệu, tài liệu văn bản khác của thương hiệu lại có thể là một phông chữ hoàn toàn khác. Lúc này bạn cần đảm bảo các phông chữ khác nhau này có thể hoạt động tốt với nhau và tạo ra tác động tích cực khi chúng cộng hưởng hoặc tương phản với nhau.Nếu các font chữ này quá giống nhau thì sẽ chẳng ai có thể dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu xem phông chữ có giống nhau không thay vì chú ý đến những gì bạn đang chiếu. Vì thế hãy chọn font chữ tương ứng hoặc hoàn toàn tương phản với nhau để có thể tạo ra tác động rõ ràng cho người xem và cho phép họ tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa thương hiệu của bạn nhé.
5. Cân bằng trong phông chữ
Nếu thiết kế logo của bạn sử dụng phông chữ viết tay hoặc các phông chữ lạ mắt, thì bạn nên áp dụng nó khéo léo. Đừng sử dụng quá nhiều vì chúng sẽ thu hút người xem. Một phông chữ lạ mắt chỉ nên được dùng để tạo một điểm nhấn, với một màu sắc phù hợp nhất mà thôi. Chỉ như vậy thì đã có thể tạo ra điểm thu hút người xem, nhưng nếu quá nhiều thì sẽ có thể tạo ra một hiệu ứng ngoài ý muốn.
Ngoài ra, để đảm bảo yếu tố cân bằng thị giác trong các thiết kế thương hiệu về phông chữ, hãy đảm bảo kiểu chữ đặc biệt này nổi bật cho logo, tất cả các tài liệu thương hiệu tương ứng nên sử dụng phông chữ đơn giản hơn.
Việc còn lại của bạn là hãy chọn một kiểu chữ phù hợp sao cho logo trở nên ấn tượng hơn, nếu chúng đứng một mình. Đừng nhầm lẫn giữa kiểu chữ và font chữ nhé: kiểu chữ bao gồm cả font chữ và các yếu tố cấu thành khác tạo nên kiểu chữ như kích thước, độ đậm nhạt, màu sắc…
6. Phông chữ logo bạn chọn có đại diện cho thương hiệu không?
Người dùng có thể hiểu ngay mục tiêu của bạn khi nhìn thấy logo và hình ảnh thương hiệu quả bạn đấy. Vì thế hãy chọn một phông chữ khuếch đại thương hiệu của bạn và truyền tải thông tin đến khách hàng.Việc còn lại của bạn là hãy chọn một kiểu chữ phù hợp sao cho logo trở nên ấn tượng hơn, nếu chúng đứng một mình. Đừng nhầm lẫn giữa kiểu chữ và font chữ nhé: kiểu chữ bao gồm cả font chữ và các yếu tố cấu thành khác tạo nên kiểu chữ như kích thước, độ đậm nhạt, màu sắc…
Xem thêm:
- Màu sắc thiết kế logo - Nên chọn màu nào cho thương hiệu
- 6 hướng thiết kế logo thương hiệu nổi bật nhất
Nếu bạn đang muốn sở hữu 1 thiết kế logo thương hiệu với font chữ ấn tượng liên hệ ngay cho NTCO nhé !